Nguồn thu dựa trên giải thưởng giải đấu, thành tích, thương hiệu và tầm ảnh hưởng
Như mọi người vẫn thấy, hầu hết các tổ chức Esports ở Việt Nam sẽ có nhà tài trợ, đối tác quảng cáo, mở bán trang phục thi đấu và các vật phẩm đi kèm. Theo đó, đó cũng là một trong những cách các đội tuyển Esports kiếm được tiền từ những giải đấu lẫn nền tảng phát trực tuyến (livestream). Không chỉ bao gồm nguồn thu dựa trên thành tích, thương hiệu, tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội mà họ còn thu hút các nhà tài trợ, có được nguồn tiền lớn, trả lương cao cho các vận động viên và đang không ngừng mở rộng.
Bằng chứng cho thấy là mới đây với các đội tuyển có thành tích trong bộ môn Liên Quân Mobile như V Gaming đã kiếm được 17 tỷ đồng sau chức vô địch AIC 2022, Team Flash (Liên Minh Huyền Thoại (LMHT): Tốc Chiến) mang về gần 4 tỷ đồng nhờ thành tích Top 4 tại vòng chung kết thế giới Icons Global Championship 2022.
Tuy nhiên, nguồn tiền thu về của các đội nếu chỉ dựa vào thành tích và giải thưởng của giải đấu đó thì cũng đồng nghĩa rằng sẽ có rất nhiều đội gần như không có tài trợ từ bên ngoài, hay nhận được rất ít tiền từ quảng cáo và khai thác hình ảnh.
Cụ thể, nhiều đội đã phải bán suất thi đấu, “sang tên đổi chủ” hay thậm chí là giải thể vì không thể duy trì được chi phí vận hành. Bằng giờ này năm ngoái, đội tuyển LMHT giàu thành tích và nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam là GAM Esports từng đối mặt nguy cơ giải thể vì nhà phát hành Garena hủy bỏ giải vô địch quốc gia VCS mùa Hè 2021, cũng như không được tham dự 3 giải đấu quốc tế liên tiếp do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Nguồn thu từ bán trang phục hoặc từ các nhà tài trợ, quảng cáo bên ngoài
Ở Việt Nam, số đội kiếm được tiền từ việc bán trang phục thi đấu chỉ đếm được trên đầu ngón tay, chẳng hạn như GAM Esports, Team Flash, Saigon Phantom hay SBTC Esports. Trong khi đó, việc kiếm tiền từ quảng cáo bên ngoài và cộng tác với nền tảng phát trực tiếp đã trở thành một bài toán khó đối với các đội. Thông thường, các thương hiệu và nền tảng livestream sẽ ưu tiên liên hệ trực tiếp với cá nhân từng tuyển thủ hoặc huấn luyện viên để thảo luận thay vì thông qua đội ngũ quản lý. Hiện tại, các nhóm quản lý đóng vai trò là cố vấn, không có quyền quyết định tuyệt đối hoặc chia sẻ doanh thu, trừ khi họ là người môi giới.
Tuy nhiên, nguồn thu từ quảng cáo bên ngoài và nền tảng livestream bị ảnh hưởng rất nhiều bởi lịch thi đấu lẫn tập luyện dày đặc của các đội. Theo đó, họ chỉ có thể kiếm tiền từ quảng cáo trong quãng nghỉ, bị hạn chế quỹ thời gian để livestream hàng tháng cũng như thường xuyên phải “chạy KPI” cả ngày lẫn đêm.
Nguồn thu của sức hút từ các tựa game
Yếu tố quan trọng tác động nguồn doanh thu của một đội eSports nằm ở cộng đồng người chơi các tựa game. Một cộng đồng người hâm mộ lớn mạnh sẽ thúc đẩy giá trị thương hiệu và tầm ảnh hưởng của các đội eSports. Nhãn hàng hay tổ chức lớn cũng sẽ ưu tiên lựa chọn đội eSports thi đấu tại các tựa game đang thịnh hành.
Liên Minh Huyền Thoại và Liên Quân Mobile là 2 tựa game có sức hút lớn nhất ở Việt Nam lúc này. Trang mạng xã hội chính thức của LMHT ở Việt Nam sở hữu 3,6 triệu lượt người theo dõi. Con số đó ở Liên Quân Mobile là 4,1 triệu.
Giải đấu chuyên nghiệp của 2 tựa game này thu hút nhiều nhà đầu tư lớn từ nước ngoài trong vài năm qua. Vào tháng 5, NRG Esports, một trong 10 tổ chức thể thao điện tử lớn nhất thế giới, hợp tác với CMG.ASIA hoàn tất thương vụ mua lại GAM Esports. Các đội eSports cũng kiếm thêm nguồn thu từ việc tham dự giải đấu lớn của một tựa game. Họ sẽ nhận thêm tiền ăn chia với ban tổ chức từ quảng cáo, bán vé…
Ví dụ Kỳ Chung kết Thế giới 2017 của LMHT chào đón khoảng 80 nghìn người hâm mộ tới sân và 90 triệu lượt theo dõi trực tuyến. Kỳ International Dota 2 Championship 2017 thu hút 52 nghìn khán giả đến sân.Lượng người xem lớn giúp các giải đấu này mang về doanh thu khổng lồ. Nguồn tiền từ đó được phân chia cho các đội tham dự dựa theo thành tích và thứ hạng.
"Một tựa game ăn khách, thu hút với lượng người chơi lớn giúp các đội eSports xây dựng cộng đồng dễ hơn. Họ cũng dễ tìm được nguồn tiền gián tiếp thông qua thu nhập từ phát trực tuyến, quảng cáo và bản quyền hình ảnh", ông Nguyễn Hải Hoàng, chủ sở hữu một đội ở VCS B chia sẻ với Zing.
GAM Esports, Saigon Phantom, Team Flash và SBTC Esports là những đội có giá trị thương hiệu cao ở Việt Nam. GAM Esports là đội LMHT giàu thành tích và nổi tiếng nhất lịch sử. Còn Team Flash và Saigon Phantom tạo dựng tên tuổi ở tựa game Liên Quân Mobile. SBTC sở hữu lượng người hâm mộ đông nhất Việt Nam từ các nền tảng phát trực tuyến trước khi dấn thân vào eSports chuyên nghiệp. Đội Tốc chiến của SBTC được đánh giá mạnh nhất thế giới (theo Gosu Gamers) và thống trị các giải đấu ở Việt Nam.
Nguồn thu dựa trên giải thưởng giải đấu, thành tích, thương hiệu và tầm ảnh hưởng
Như mọi người vẫn thấy, hầu hết các tổ chức Esports ở Việt Nam sẽ có nhà tài trợ, đối tác quảng cáo, mở bán trang phục thi đấu và các vật phẩm đi kèm. Theo đó, đó cũng là một trong những cách các đội tuyển Esports kiếm được tiền từ những giải đấu lẫn nền tảng phát trực tuyến (livestream). Không chỉ bao gồm nguồn thu dựa trên thành tích, thương hiệu, tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội mà họ còn thu hút các nhà tài trợ, có được nguồn tiền lớn, trả lương cao cho các vận động viên và đang không ngừng mở rộng.
Bằng chứng cho thấy là mới đây với các đội tuyển có thành tích trong bộ môn Liên Quân Mobile như V Gaming đã kiếm được 17 tỷ đồng sau chức vô địch AIC 2022, Team Flash (Liên Minh Huyền Thoại (LMHT): Tốc Chiến) mang về gần 4 tỷ đồng nhờ thành tích Top 4 tại vòng chung kết thế giới Icons Global Championship 2022.
Tuy nhiên, nguồn tiền thu về của các đội nếu chỉ dựa vào thành tích và giải thưởng của giải đấu đó thì cũng đồng nghĩa rằng sẽ có rất nhiều đội gần như không có tài trợ từ bên ngoài, hay nhận được rất ít tiền từ quảng cáo và khai thác hình ảnh.
Cụ thể, nhiều đội đã phải bán suất thi đấu, “sang tên đổi chủ” hay thậm chí là giải thể vì không thể duy trì được chi phí vận hành. Bằng giờ này năm ngoái, đội tuyển LMHT giàu thành tích và nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam là GAM Esports từng đối mặt nguy cơ giải thể vì nhà phát hành Garena hủy bỏ giải vô địch quốc gia VCS mùa Hè 2021, cũng như không được tham dự 3 giải đấu quốc tế liên tiếp do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Nguồn thu từ bán trang phục hoặc từ các nhà tài trợ, quảng cáo bên ngoài
Ở Việt Nam, số đội kiếm được tiền từ việc bán trang phục thi đấu chỉ đếm được trên đầu ngón tay, chẳng hạn như GAM Esports, Team Flash, Saigon Phantom hay SBTC Esports. Trong khi đó, việc kiếm tiền từ quảng cáo bên ngoài và cộng tác với nền tảng phát trực tiếp đã trở thành một bài toán khó đối với các đội. Thông thường, các thương hiệu và nền tảng livestream sẽ ưu tiên liên hệ trực tiếp với cá nhân từng tuyển thủ hoặc huấn luyện viên để thảo luận thay vì thông qua đội ngũ quản lý. Hiện tại, các nhóm quản lý đóng vai trò là cố vấn, không có quyền quyết định tuyệt đối hoặc chia sẻ doanh thu, trừ khi họ là người môi giới.
Tuy nhiên, nguồn thu từ quảng cáo bên ngoài và nền tảng livestream bị ảnh hưởng rất nhiều bởi lịch thi đấu lẫn tập luyện dày đặc của các đội. Theo đó, họ chỉ có thể kiếm tiền từ quảng cáo trong quãng nghỉ, bị hạn chế quỹ thời gian để livestream hàng tháng cũng như thường xuyên phải “chạy KPI” cả ngày lẫn đêm.
Nguồn thu của sức hút từ các tựa game
Yếu tố quan trọng tác động nguồn doanh thu của một đội eSports nằm ở cộng đồng người chơi các tựa game. Một cộng đồng người hâm mộ lớn mạnh sẽ thúc đẩy giá trị thương hiệu và tầm ảnh hưởng của các đội eSports. Nhãn hàng hay tổ chức lớn cũng sẽ ưu tiên lựa chọn đội eSports thi đấu tại các tựa game đang thịnh hành.
Liên Minh Huyền Thoại và Liên Quân Mobile là 2 tựa game có sức hút lớn nhất ở Việt Nam lúc này. Trang mạng xã hội chính thức của LMHT ở Việt Nam sở hữu 3,6 triệu lượt người theo dõi. Con số đó ở Liên Quân Mobile là 4,1 triệu.
Giải đấu chuyên nghiệp của 2 tựa game này thu hút nhiều nhà đầu tư lớn từ nước ngoài trong vài năm qua. Vào tháng 5, NRG Esports, một trong 10 tổ chức thể thao điện tử lớn nhất thế giới, hợp tác với CMG.ASIA hoàn tất thương vụ mua lại GAM Esports. Các đội eSports cũng kiếm thêm nguồn thu từ việc tham dự giải đấu lớn của một tựa game. Họ sẽ nhận thêm tiền ăn chia với ban tổ chức từ quảng cáo, bán vé…
Ví dụ Kỳ Chung kết Thế giới 2017 của LMHT chào đón khoảng 80 nghìn người hâm mộ tới sân và 90 triệu lượt theo dõi trực tuyến. Kỳ International Dota 2 Championship 2017 thu hút 52 nghìn khán giả đến sân.Lượng người xem lớn giúp các giải đấu này mang về doanh thu khổng lồ. Nguồn tiền từ đó được phân chia cho các đội tham dự dựa theo thành tích và thứ hạng.
"Một tựa game ăn khách, thu hút với lượng người chơi lớn giúp các đội eSports xây dựng cộng đồng dễ hơn. Họ cũng dễ tìm được nguồn tiền gián tiếp thông qua thu nhập từ phát trực tuyến, quảng cáo và bản quyền hình ảnh", ông Nguyễn Hải Hoàng, chủ sở hữu một đội ở VCS B chia sẻ với Zing.
GAM Esports, Saigon Phantom, Team Flash và SBTC Esports là những đội có giá trị thương hiệu cao ở Việt Nam. GAM Esports là đội LMHT giàu thành tích và nổi tiếng nhất lịch sử. Còn Team Flash và Saigon Phantom tạo dựng tên tuổi ở tựa game Liên Quân Mobile. SBTC sở hữu lượng người hâm mộ đông nhất Việt Nam từ các nền tảng phát trực tuyến trước khi dấn thân vào eSports chuyên nghiệp. Đội Tốc chiến của SBTC được đánh giá mạnh nhất thế giới (theo Gosu Gamers) và thống trị các giải đấu ở Việt Nam.